Hậu quả Chiến_tranh_Iran-Iraq

Một thánh đường bị hư hại tại KhoramshahrNghĩa trang liệt sĩ Iran tại Yazd

Cuộc chiến tranh Iran–Iraq gây tổn thất cực lớn về người và vật chất, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất kể từ Thế Chiến II. Cả hai nước đều bị cuộc chiến tranh tàn phá. Iran ước tính chịu 1 triệu thương vong, chết hay bị thương, và người dân Iran tiếp tục bị ảnh hưởng hay thiệt mạng bởi những hậu quả của các loại vũ khí hoá học do Iraq sử dụng. Thương vong của Iraq ước tính trong khoảng 250.000-500.000 người chết hay bị thương. Hàng nghìn dân thường ở cả hai phía chết sau những vụ tấn công không quân hay tên lửa.[36]

Thiệt hại tài chính cũng rất to lớn. ở thời điểm đó vượt quá US$600 tỷ cho mỗi nước (tổng cộng US$1.2 nghỉn tỷ). Nhưng ngay sau chiến tranh mọi người phát hiện ra rằng chi phí kinh tế cho cuộc chiến là sâu sắc và kéo dài hơn những ước tính ngay sau cuộc chiến. Phát triển kinh tế đình trệ và xuất khẩu dầu mỏ tàn lụi. Những tai hoạ kinh tế đó ở mức độ nghiêm trọng hơn với Iraq vì họ phải gánh chịu những khoản vay to lớn cho chiến tranh so với một khoản nợ nhỏ phía Iran, bởi người Iran sử dụng các chiến thuật biển máu nhưng ít tốt kém về kinh tế trong cuộc chiến, đổi mạng sống của binh lính cho việc thiếu hụt tài chính trong việc phòng vệ. Điều này khiến Saddam vẫn ở thế đối đầu với Iran, trong một tình huống vô cùng khó khăn với các đồng minh của ông trong cuộc chiến, bởi khi đó, Iraq đang gánh món nợ quốc tế lên tới $130 tỷ, gây khó khăn cho sự quan tâm tới một nền kinh tế sau chiến tranh với tăng trưởng GDP chậm chạp. Một tỷ lệ lớn khoản vay này thuộc Câu lạc bộ Paris chiếm tới $21 tỷ, 85% trong số đó xuất phát từ bảy quốc gia Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, ItaliaAnh Quốc. Nhưng tỷ lệ lớn nhất trong khoản nợ $130 tỷ thuộc các nước Ả Rập hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến gồm US$67 tỷ của Kuwait, Ả Rập Xê Út, Qatar, UAEJordan, một quyết định góp phần vào quyết định xâm lược Kuwait của Saddam và đe doạ Ả Rập Xê Út năm 1990.[69][70][71][72][73][74] Nhưng cuộc xâm lược Kuwait không giúp được tình hình tài chính của Iraq mà còn làm nó tồi tệ thêm khi Uỷ ban Bồi thường Liên hiệp quốc công bố khoản bồi thường hơn $200 tỷ dollar cho các nạn nhân của cuộc xâm lược gồm Kuwait, Hoa Kỳ, các cá nhân và các công ty cùng nhiều bên khác, buộc Iraq chi trả bằng sản phẩm dầu mỏ cũng như áp đặt một lệnh cấm vận hoàn toàn với Iraq. Việc này càng khiến nền kinh tế Iraq kiệt quệ đẩy các khoản nợ nước ngoài và liên quan quốc tế lên các khu vực tư nhân và công cộng gồm cả những lợi ích của họ nhờ sự chấm dứt quyền cai trị của Saddam, lên tới hơn $500 tỷ công với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế âm của Iraq sau những lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài tạo ra một tỷ lệ nợ trên GDP hơn 1,000% (10 Năm), khiến Iraq trở thành nước nợ nần nhiều nhất thế giới. Tình hình kinh tế bất ổn này khiến chính phủ mới ở Iraq được thành lập sau khi Saddam bị lật đổ yêu cầu các bên miễn một tỷ lệ lớn các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ chiến tranh Iran Iraq.[69][72][74][75][76][77][78][79][80][81][82]

Đa phần ngành công nghiệp dầu mỏ của cả hai nước đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích. Năng lực sản xuất của Iran hầu như đã hồi phục hoàn toàn sau những hư hại từ cuộc chiến. 10 triệu quả đạn đã rơi xuống các giếng dầu của Iraq tại Basra, gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản lượng dầu mỏ của Iraq. Những tù binh chiến tranh bị cả hai bên bắt giữ mãi 10 năm sau cuộc chiến mới được thả. Các thành phố ở cả hai phía cũng bị phá huỷ nặng nề.Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều nhìn cuộc chiến theo cách bi quan. Cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran đã được tăng cường sức mạnh và trở nên cực đoan hơn.[83] Báo Etelaat của chính phủ Iran viết:

"Không có một trường học hay thị trấn duy nhất nằm ngoài sự hạnh phúc của cuộc "thánh chiến" của quốc gia, từ việc uống thuốc tiên của kẻ tử vì đạo, hay từ cái chết ngọt ngào của người liệt sĩ, những người chết để sống mãi trên thiên đàng."[84]

Chính phủ Iraq đã kỷ niệm cuộc chiến bằng nhiều tượng đài, gồm cả Những bàn tay chiến thắngĐài kỷ niệm Al-Shaheed, cả hai đều nằm tại Baghdad.

Cuộc chiến không làm thay đổi các biên giới. Hai năm sau đó, khi cuộc chiến với các cường quốc phương Tây hiện ra, Saddam đã công nhận các quyền của Iran với nửa phía đông của Shatt al-Arab, một sự trở lại với status quo ante bellum mà ông đã bác bỏ một thập kỷ trước đó.

Những tài liệu được giải mật của tình báo Hoa Kỳ đã cho thấy cả những hàm ý trong nước và nước ngoài về thắng lợi rõ ràng của Iran (năm 1982) trước Iraq trong cuộc chiến mới kéo dài hai năm ở thời điểm đó.[85]

Ngày 9 tháng 12 năm 1991, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông báo như sau tới Hội đồng Bảo an:

"Rằng những lời giải thích của Iraq không có vẻ đầy đủ hay chấp nhận được với cộng đồng quốc tế là một thực tế. Theo đó, sự kiện nổi bật là những sự vi phạm được đề cập là vụ tấn công ngày 22 tháng 9 năm 1980, chống lại Iran, không thể được giải thích theo hiến chương Liên hiệp quốc, bất kỳ một quy định nào được công nhận và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hay bất kỳ một nguyên tắc đạo được quốc tế nào và dẫn tới trách nhiệm cho cuộc xung đột."

"Thậm chí trước khi cuộc xung đột bùng phát đã có một số sự sâm phạm của Iran vào lãnh thổ Iraq, sự xâm phạm đó không giải thích được cho thái độ gây hấn của Iraq với Iran - tiếp đó là việc Iraq chiếm đóng liên tục lãnh thổ Iran trong cuộc xung đột - vi phạm vào việc ngăn cấm sử dụng vũ lực, vốn bị coi là một trong những quy tắc jus cogens."

"Trong một cơ hội Tôi đã lưu ý với sự hối tiếc sâu sắc kết luận của các chuyên gia rằng "các vũ khí hoá học đã được sử dụng chống lại thường dân Iran trong một khu vực lân cận với trung tâm đô thị mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại kiểu tấn công đó" (s/20134, phụ lục). Hội đồng bày bỏ sự bất bình về vấn đề và sự lên án của họ trong nghị quyết 620 (1988), được thông qua ngày 26 tháng 8 năm 1988."[86]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Iran-Iraq http://74.125.95.132/search?q=cache:R0fbbqLrGmcJ:t... http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,20867... http://airtoair.blogfa.com/post-18.aspx http://goliath.ecnext.com/coms2/gi_0199-6662950/Li... http://google.com/search?q=cache:ZlBdwCEy9yAJ:www.... http://docs.google.com/gview?a=v&q=cache:5u7kx8xIb... http://docs.google.com/gview?a=v&q=cache:OYG-qrRsM... http://video.google.com/videoplay?docid=-897958490... http://www.iie.com/publications/opeds/oped.cfm?Res... http://www.investorsiraq.com/showthread.php?p=6796...